Single Content

Tất Cả Những Gì Dâu Rể Cần Biết Về Mâm Quả Cưới?

Mâm quả cưới là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Đây là cách thể hiện sự tôn trọng của nhà trai và sự cảm ơn công ơn nuôi dưỡng cô dâu của nhà gái để đến thời điểm hiện tại có thêm thành viên mới cho gia đình. Trong truyền thống cưới hỏi của người Việt Nam, việc chuẩn bị mâm quả cưới làm vật sính lễ là không thể thiếu và được rất nhiều cặp đôi quan tâm. Hãy cùng Elle Flora Wedding & Event tìm hiểu chi tiết các thông tin quan trọng về mâm quả cưới qua bài viết dưới đây nhé.

1.Mâm quả cưới là gì?

Mâm quả cưới là những lễ vật mà gia đình trai chuẩn bị để mang đến gia đình gái trong lễ dạm hỏi và lễ rước dâu. Mâm quả cưới bao gồm cau trầu, rượu, bánh và trái cây cùng với một số lễ vật khác. Sự chuẩn bị tỉ mỉ chu toàn cho mâm quả cưới thể hiện sự tôn trọng của gia đình trai đối với gia đình nhà gái. Đó cũng là minh chứng cho sự quan tâm đặc biệt và tình yêu thương của chú rể dành cho cô dâu của mình.

2.Ý nghĩa của mâm quả cưới 

Mâm quả cưới là nét đẹp truyền thống của người Việt từ xa xưa đến ngày nay. Đây là cách xác nhận việc kết nối hôn nhân giữa hai gia đình, là một phần tâm linh để báo cáo với tổ tiên và ông bà trong ngày lễ trọng đại của con cháu. Đồng thời, đây là lời thông báo và xin phép để rước cô dâu về gia đình trai.

Mâm quả cưới chỉnh chu không chỉ đẹp về mặt ngoại hình mà còn đẹp lòng cho gia đình hai bên và khách mời tham dự tiệc cưới. Điều này giúp gia đình nhà trai có thể nhận được sự khen ngợi đặc biệt và tạo dấu ấn tốt về sự chu đáo cũng như công sức mà nhà trai dành cho con gái của mình.

3.Mâm quả cưới gồm những gì?

Mâm quả cưới sẽ thay đổi tùy theo sự lựa chọn của gia đình nhà trai và phụ thuộc vào số lượng lễ vật muốn trao đến nhà gái. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu một mâm quả cưới gồm những gì nhé?

3.1.Mâm trầu cau

Mâm trầu cau là lễ vật đầu tiên không thể thiếu trong mâm quả cưới. Vì “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, là lễ vật để khởi đầu cho mối liên kết giữa hai bên gia đình và bàn chuyện nên duyên cho đôi trẻ. Cau trầu còn là một chứng nhân cho tình yêu bền chặt. Khi cau và trầu hòa quyện với chút vôi, tạo nên màu đỏ tươi như màu của tình yêu đôi lứa. Đặc biệt, mâm trầu cau sẽ có 105 trái cau, tượng trưng cho ý nghĩa "Trăm năm hạnh phúc" và  vôi trong mâm trầu cau phải là vôi hồng.

3.2.Mâm trái cây

Mâm trái cây sẽ được kết hợp từ 5 loại khác nhau, tượng trưng cho sự ngọt ngào và gắn kết trong tình yêu cùng lời chúc tốt đẹp đến đôi trẻ. Ngoài ra, mâm trái cây sẽ là lễ vật dâng lên tổ tiên để tỏ lòng thành kính nên được tô điểm thêm một vài loại hoa để tạo hình bắt mắt.

3.3.Mâm bánh trái

Mâm bánh trái truyền thống thường gồm 105 chiếc bánh phu thê, tượng trưng cho sự gắn kết đôi phu thê. Tùy vào mỗi vùng miền, mâm bánh trái có thể được thay thế thành bánh kem hoặc bánh ngọt được gói kỹ càng và đẹp mắt trong các hộp giấy thiết kế phong cách hiện đại. 

3.4.Mâm trà - rượu

Cau trầu, bánh trái, trà rượu là những lễ vật cơ bản và quan trọng không được thiếu trong mâm quả cưới. Một ấm trà thơm sẽ tạo sự gần gũi, một ly rượu cay nồng sẽ mang đến cảm xúc bất tận cho những cuộc vui. Mâm trà rượu ngày nay được trình bày đẹp mắt với trà và rượu được bọc ngoài bằng bao bì gói có hoa văn đẹp mắt.

3.5.Mâm gà - xôi - heo quay

Mâm gà xôi hoặc heo quay - xôi thường là lựa chọn phổ biến bởi nhiều gia đình nhà trai. Mâm xôi thường có màu đỏ cam từ quả gấc, tượng trưng cho sự sắt son chung thủy của đôi vợ chồng. Một số nơi có thể chọn heo quay 2 người khiêng để tạo cảm giác hoành tráng và bề thế. Tuy nhiên, những gia đình có quan điểm về sát sinh trong ngày cưới sẽ là điều không may nên sẽ chọn thay thế bằng mâm xôi gấc hoặc xôi ngũ sắc kết hợp với nem chả để thể hiện sự tôn trọng trong lễ vật cưới hỏi.

3.6.Mâm quần áo

Mâm quần áo dành cho cô dâu được xem là một phần không thể thiếu và thường bao gồm áo dài, vải hoặc vàng bạc. Tuy nhiên, ngày nay, mâm quần áo dần được thay thế bằng việc ba mẹ chồng đặt tiền vào trong phong bì cưới để trao tặng cho cô dâu. Trên đây là những lễ vật phổ biến trong mâm quả cưới, nhưng mỗi gia đình có thể linh hoạt thay đổi và thêm bớt theo ý muốn và phù hợp với kinh tế của mình.

4.Những nét đặc trưng của mâm quả cưới ở 3 miền Bắc - Trung - Nam

Mỗi vùng miền đều có những tục lệ truyền thống và nét văn hóa riêng biệt nên cách chuẩn bị mâm quả cưới hỏi cũng khác nhau. Tùy thuộc vào đặc trưng văn hóa, điều kiện kinh tế của gia đình và mức độ quan tâm đến mâm quả cưới, số lượng mâm quả được chọn sẽ khác nhau. Cùng chúng mình đi tiếp để xem số lượng về mâm quả cưới trong cả ba miền Bắc, Trung và Nam nhé.

  • Quy định số lượng mâm quả cưới theo phong tục miền Bắc phải là số lẻ như 3, 5, 7, 9, 11 mâm quả.
  • Quy định số lượng mâm quả cưới theo phong tục miền Nam thường là số chẵn như 4, 6, 8, 10 mâm quả.
  • Quy định số lượng mâm quả cưới theo phong tục miền Trung thường là số lẻ, bắt đầu từ 5, 7, 9, 11 mâm quả.

Nếu bạn đang đắn đo và chưa biết về tuần tự trao mâm quả trong ngày cưới, hãy cùng chúng mình tìm hiểu nhé.

5.Quy trình trao mâm quả trong ngày cưới

Bước 1: Chuẩn bị

Bước quan trọng nhất trong lễ ăn hỏi là bước chuẩn bị. Hai gia đình cần tổ chức một buổi gặp mặt trước để thảo luận và thống nhất về mâm quả cưới hỏi. Nhà trai sẽ chịu trách nhiệm chuẩn bị các vật phẩm lễ như đã thống nhất, và tìm người bê tráp. Mỗi mâm quả sẽ có một người bê. Theo truyền thống, đội bê tráp của nhà trai sẽ là các nam thanh niên chưa lập gia đình. Riêng nhà gái cần tìm một đội bê tráp để đón các mâm lễ từ nhà trai và họ cũng là những cô gái chưa lập gia đình.

Bước 2: Rước tráp

Tráp được đưa từ nhà trai đến nhà gái vào đúng vào thời điểm đã thống nhất trước đó.

Bước 3: Trao quả

Khi đến nhà gái đúng vào thời điểm đã định, đội hình bê tráp từ nhà trai sẽ xếp hàng theo thứ tự từ người lớn đến người trẻ, bao gồm ông, bà, bố, mẹ, cô, dì, chú, bác và cuối cùng là đội bê tráp. Họ nhà trai sẽ nhập cửa trong khi họ nhà gái sẽ bước ra chào hỏi đón tiếp. Sau khi trao tráp, đội bê tráp từ nhà gái sẽ đón mâm tráp và đưa vào bên trong. Cả hai đội bê tráp sẽ nhận lì xì từ nhà trai và nhà gái, sau đó hai bên sẽ trao lại lì xì cho nhau để tránh mất duyên.

Bước 4: Nhận quả và mở quả

Sau các thủ tục trao tráp, cả hai gia đình sẽ cùng nhau trò chuyện, xơi trầu và uống nước. Người đại diện từ nhà trai sẽ phát biểu và xin cưới cô dâu. Đại diện từ nhà gái sẽ đáp lại, cảm ơn nhà trai, đồng ý nhận tráp và cùng nhau mở tráp.

Bước 5: Cô dâu ra mắt hai bên gia đình

Mẹ của cô dâu hoặc người lớn tuổi trong nhà sẽ dẫn cô dâu ra mắt họ hàng hai bên. Cô dâu và chú rể nắm tay cùng nhau chào hỏi và mời nước họ hàng.

Bước 6: Lễ gia tiên nhà gái

Sau khi hoàn thành lễ ra mắt, mẹ của cô dâu sẽ đưa lễ vật cho cô dâu để dâng lên ông bà tổ tiên. Cô dâu và chú rể cùng nhau thắp hương trên bàn thờ.

Bước 7: Lại quả

Cuối cùng, nhà gái sẽ chia mâm quả cưới thành hai phần và lại quả cho nhà trai. Việc lại quả phải tuân thủ nguyên tắc số chẵn, quả cần được xé đôi bằng tay thay vì sử dụng dao hay kéo và để nắp mâm tráp hở. Sau khi lại quả xong, nhà trai xin phép ra về và buổi lễ kết thúc. Thủ tục này cũng có ý nghĩa tâm linh nhằm kết nối tình cảm giữa hai bên gia đình.

6.Một số gói mâm quả cưới được yêu thích hiện nay

Nếu bạn đang đắn đo và chưa biết lựa chọn gói trang trí mâm quả cưới nào phù hợp, hãy cùng chúng mình theo dõi những gợi ý dưới đây nhé.

Gói kinh tế 3.800.000đ

Gói Long phụng kinh tế 4.200.000đ

Gói phổ thông 4.700.000đ

Gói Long phụng trầu cau 5.500.000đ

Trên đây là những chia sẻ chi tiết của Elle Flora Wedding & Event  về mâm quả cưới. Chúng mình hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn có được sự chuẩn bị mâm quả cưới sao cho phù hợp với lễ cưới của mình. Và nếu như bạn đang tìm kiếm một đơn vị để hợp tác chuẩn bị, tổ chức lễ cưới thật hoản hào thì Elle Flora Wedding & Event sẽ là đối tác tin cậy của bạn. Chúc bạn sớm chọn được mâm quả cưới phù hợp nhé.
 

Hotline +84 90 383 5478
Liên hệ qua Zalo
Sale

Không sẵn có

Hết hàng